30 tháng 5, 2011

VỤ TÀU BÌNH MINH 02...

VIETTIEN: Khi ở Anh mình thường bị nhầm là người TQ. Bây giờ nghĩ lại mình vẫn thấy khó chịu nhưng lại tự khâm phục mình vì những lúc đó mình vẫn đủ tỉnh táo và khẳng khái nói rằng: "Tôi là người Việt Nam. Tôi chưa bao giờ là người TQ và tôi sẽ không bao giờ là người TQ. Tôi luôn là người Việt Nam". Khi nói về nước TQ và người TQ, mình vẫn khẳng định chúng ta cần phải học hỏi TQ nhiều. TQ là một nước lớn, dân tộc TQ là một dân tộc vĩ đại, văn hóa TQ là một nền văn hóa lâu đời, để lại dấu ấn trong nhiều nền văn hóa khác... Tuy nhiên, như ngạn ngữ Anh vẫn nói: "Big is no excuse for being bad - Lớn không phải cái cớ để có quyền chơi xấu"
Và TQ, dù dưới bất cứ triều đình nào, cũng luôn cố tình chơi không đẹp! Tiếc là không phải lúc nào những người cầm cân nảy mực ở nước ta cũng có đủ dũng cảm và khôn khéo đương đầu với thói xấu của kẻ lớn.
Sự thật TQ
Bài sau đâu đăng trên TuanVietNam.net (VietNamNet) ngày 30/05/2011 có lẽ phần nào viết lên từ tâm tư của những trí thức có trách nhiệm với đất nước.


=============================


Vụ tàu Bình Minh 02 và phép thử của Bắc Kinh 

Có thể nói, sự kiện Bình Minh 02 được xem như một mũi tên bắn nhiều đích. Nhưng cái đích hệ quả cuối cùng những nhà vạch kế hoạch này chưa chắc đã lường hết được. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vũ lực không bao giờ giải quyết triệt để các tranh chấp. Chỉ có lòng tin và nỗ lực giải quyết các tranh châp bằng các biện pháp hòa bình mới là chìa khóa để giải quyết các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Theo thông báo của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, ngày 26/5/2011 các tàu hải giám Trung Quốc đã vi phạm vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, gây thiệt hại lớn về kinh tế và cản trở hoạt động bình thường của PVN. Tàu hải giám Trung Quốc đã đe dọa tàu Bình Minh 02, cắt cáp thăm dò địa chấn tại lô 148 Thềm lục địa Việt Nam, cách mũi Đại Lãnh (Phú Yên) 120 km hải lý. Hoạt động thăm dò của tàu Bình Minh đã được diễn ra một cách bình thường từ năm 2010 không có tranh chấp.
Vị trí tàu TRung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 của Việt Nam
Trung Quốc và Việt Nam đều là thành viên của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 có nghĩa vụ tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển. Vị trí cắt cáp đã ở gần bờ biển Việt Nam so với phạm vi tối thiểu 200 hải lý thềm lục địa và đặc quyền kinh tế mà quốc gia này được hưởng một cách hợp pháp theo luật quốc tế. Việt Nam ngay lập tức đã trao Công hàm phản đối. Nội dung công hàm nêu rõ hành động nói trên của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa của mình, vi phạm Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc, trái với tinh thần và lời văn của Tuyên bố năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Trung Quốc về việc không làm phức tạp thêm tình hình Biển Đông[1].

Vì sao Bắc Kinh lại tiến hành những hoạt động như vậy? Xem xét một loạt các sự kiện gần đây Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông cho thấy trước hết hoạt động này nằm trong chiến lược chung bảo vệ “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc hay nói một cách chính xác là ý đồ chiến lược độc chiếm Biển Đông. Từ sau vụ va chạm với tàu Impeccable của Mỹ ngày 8/3/2009 và gửi Công hàm đến Liên Hợp quốc ngày 7/5/2009 lần đầu tiên lưu hành bản đồ đường đứt khúc 9 đoạn (đường lưỡi bò) yêu sách 80% diện tích Biển Đông, Bắc Kinh ngày càng tỏ ra quyết liệt thực hiện ý định này, phản đối mọi sự hiện diện của nước ngoài cũng như những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định trong Biển Đông. Nước này đã tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự, từ đóng tàu sân bay, tăng cường tàu tuần tra, gia tăng khả năng giám sát của tàu hải quân và ngư chính, đến công bố kế hoạch phát triển 36 tàu tuần tra trong vòng 5 năm tới, mở rộng các căn cứ quân sự ở đảo Triton và các tiền đồn quân sự trên các bãi đá ngầm mà Trung Quốc chiếm ở Trường Sa, xây dựng các căn cứ tàu ngầm, tên lửa ở Hải Nam, Quảng Châu.
Theo Báo cáo phát triển đại dương Trung Quốc do cơ quan Giám sát hàng hải vừa công bố tháng 5/2011 trong năm 2010, cơ quan này đã điều động hơn 1.000 chuyến bay và 13.300 chuyến tuần tra biển trên Biển Đông, nhằm phục vụ cho ý đồ trên. Trung Quốc đã đi từ chính sách “giấu mình chờ thời” sang đòi hỏi “lợi ích cốt lõi” rồi “quyết đoán nhưng không đối đầu”, hô hào “giải quyết song phương” trong khi cho tàu xuống Biển Đông gây sức ép. Biển Đông chưa bao giờ và không khi nào nằm ngoài tính toán chiến lược của Bắc Kinh như một sâu sau nằm dưới quyền phán xét của Trung Quốc.

Hoạt động này nhằm củng cố yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc ở Biển Đông. Nếu chỉ dựa vào Công ước luật biển 1982 sẽ khó có thể thuyết phục thế giới tin vào chủ quyền của Trung Quốc trên những lô dầu khí nằm cách xa bờ biển Trung Quốc gấp hơn ba bốn lần so với bờ biển Việt Nam hay Philippin. Liệu có phải vô tình khi các hoạt động của Trung Quốc gần đây đều được tiến hành trên đường ranh giới mập mờ của đường lưỡi bò. Hãy xem lại sự kiện quấy nhiễu tàu và máy bay hoạt động của Philippin tại Bãi Cỏ rong trong tháng 3-5/2011, cản trở tàu Bình Minh 02 của Việt Nam tại vùng biển ngoài khơi Miền Trung Việt Nam và việc Trung Quốc đang đàm phán với Indonexia để phối hợp tuần tra chung ở vùng biển cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn km.
Cáp tàu Bình Minh 02 bị tàu hải giám Trung Quốc phá hoại.
Hoạt động này nhằm mục đích tranh chấp tài nguyên ở Biển Đông, theo phương châm “khai thác biển xa trước, biển gần sau, nơi tranh chấp trước nơi không tranh chấp sau”. Theo các số liệu do Bloomberg tổng hợp, nguồn dự trữ dầu của nước này đã sụt giảm gần như 40% kể từ năm 2001. Cho nên, nhu cầu khai thác dầu khí Biển Đông càng thêm cấp thiết. Tháng 2/2011, Tập đoàn dầu khí ngoài khơi Trung Quốc công bố kế hoạch đầu tư 350 tỉ nhân dân tệ (54 tỉ USD) trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên, trong đó 20 tỉ nhân dân tệ để khai thác và phát triển dầu khí vùng nước sâu. Ngày 24/5/2011 CNOOC ra tuyên bố về ý định triển khai ở Biển Đông trong tháng 7/2011 dàn khoan khùng có khả năng khoan 3000m vừa đóng thành công. Việc đưa dàn khoan này vào hoạt động nhằm hỗ trợ cho yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, cũng như giải quyết cơn khát năng lượng của Trung Quốc.cho nền công nghiệp đang trên đà phát triển mạnh. Lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương thiết lập thể hiện sự tranh chấp quyết liệt không chỉ dầu khí mà cả tài nguyên sinh vật đang trên đà cạn kiệt.
Hoạt động này nhằm gây sức ép với các nước để thực hiện “gác tranh chấp cùng khai thác”. Ngay sau vụ Bình Minh -02, CNOOC đã công bố 19 lô cùng hợp tác khai thác dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài trong khu vực Biển Đông. Bắc Kinh đang cố tình gây ra các tranh chấp để biến vùng biển ven bờ của các nước xung quanh Biển Đông thành các khu vực tranh chấp nhằm đề xuất “gác tranh chấp cùng khai thác”. Một chính sách khôn ngoan cho phép tiếp cận tài nguyên nước khác trong khi vẫn duy trì được tiền đề “chủ quyền thuộc Trung Quốc”.Hoạt động này mang tính răn đe Việt Nam, đặc biệt trong hoàn cảnh kinh tế nước Việt đang khó khăn, lạm phát tăng cao, và đang trong quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo.
Hoạt động này còn nhằm mục đích gây sức ép với các công ty Mỹ đang có hoạt động dầu khí ở Việt Nam và qua đó thử thách sự phản ứng của siêu cường bên kia bờ Thái Bình Dương. Theo Bloomberg News, công ty Exxon Mobil của Mỹ cũng có kế hoạch thăm dò dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam trong năm nay, một địa điểm rất gần với nơi tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp.
Hoạt động này còn thăm dò phản ứng của ASEAN. Nó chỉ diễn ra đúng một tuần sau khi hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần thứ 5 (ADMM 5), tổ chức tại Jakarta, Indonesia, với chủ đề "Tăng cường hợp tác quốc phòng ASEAN đối phó với những thách thức mới". Tuyên bố của các bộ trưởng đã khẳng định: “Các quốc gia thành viên ASEAN cam kết thực thi đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và làm việc hướng tới việc thông qua Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) để thúc đẩy hơn nữa hòa bình và ổn định trong khu vực”.. Một trong lời kêu gọi của DOC là các bên cần kiềm chế, không làm gì phức tạp thêm tình hình.
Hoạt động này còn nhằm thỏa mãn tinh thần Đại Hán của một bộ phận nội bộ Trung Quốc với hàng trăm bài báo kêu gọi sử dụng vũ lực...
Có thể nói, sự kiện Bình Minh 02 được xem như một mũi tên bắn nhiều đích. Nhưng cái đích hệ quả cuối cùng những nhà vạch kế hoạch này chưa chắc đã lường hết được. Một dân tộc yêu hòa bình, hết sức kiềm chế và chưa bao giờ khuất phục trước cường quyền. Một dư luận thế giới trong thời kỳ hội nhập, các nước ngày càng phụ thuộc vào nhau, không thể đồng tình với bất kỳ hành động đe dọa sử dụng vũ lực, đi ngược lại các quy định của luật quốc tế. Một ASEAN đang buộc phải cảnh giác. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy vũ lực không bao giờ giải quyết triệt để các tranh chấp. Chỉ có lòng tin và nỗ lực giải quyết các tranh châp bằng các biện pháp hòa bình mới là chìa khóa để giải quyết các vấn đề Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
----------------------------------

[1] “Chinese boats 'harass' Vietnam oil ship”, Upstreamonline.com, http://www.upstreamonline.com/live/article258870.ece (date of access 27 May 2011).



Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-05-30-vu-tau-binh-minh-02-va-phep-thu-cua-bac-kinh






19 tháng 5, 2011

TỪ ĐIỂN ANH-VIỆT & VIỆT-ANH CHO MAC

Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac (v1.0)
(bản cài đặt tự động)

[VIETTIEN: bài này post bên Tinh Tế lâu rồi... nay post ở blog của mình cho khỏi 'thất truyền' :-)]


Tương thích: Leopard hoặc Snow Leopard, Safari 5...
Hình 1: Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh
Trước hết xin cảm ơn bác cuhiep0041 tại Diễn đàn Tinh tế. Tôi dựa trên ý tưởng và cơ sở dữ liệu của hai bác và cộng đồng GNU để build bản từ điển này.


(Nếu muốn tự thêm từ điển vào Dictionary, bạn download bộ Anh-ViệtViệt-Anh (Mediafire Links) rồi làm theo hướng dẫn của cuhiep tại đây)


Lý do build bản từ điển này:
  1. Tích hợp cả 2 bộ từ điển Anh-Việt và Việt-Anh.
  2. Đơn giản hóa việc cài đặt (mặc dù hướng dẫn cài đặt bộ Anh-Việt của bác cuhiep rất rõ ràng nhưng nhiều người dùng thông thường vẫn gặp vấn đề - có lẽ do chưa quen với Mac hoặc nhầm lẫn giữa các thư mục Library của Mac).
  3. Tạo cơ sở để xây dựng bộ từ điển với lượng từ vựng phong phú hơn trong tương lai.
Ích lợi của việc tích hợp bộ từ điển này vào phần mềm Từ điển (Dictionary) của Mac:
  1. Không chiếm dụng tài nguyên hệ thống (sử dụng ứng dụng sẵn có của Mac, không phải cài thêm phần mềm từ điển khác).
  2. Chương trình chạy ổn định.
  3. Có thể tra từ một cách đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng trong bất cứ ứng dụng gốc của Apple (Spotline, Dashboard, Mail, Safari...).
Hướng dẫn cài đặt:



  1. Download file cài đặt từ điển ở đây.
  2. Giải nén và chạy file TDv1.mpkg để cài đặt từ điển. Làm theo các hướng dẫn của chương trình cài đặt (chỉ cần chấp nhận các giá trị mặc định). Chọn Customize khi cài đặt nếu bạn chỉ muốn cài một bộ từ điển.



Hình 2: Chương trình cài đặt
Hướng dẫn kích hoạt từ điển:
  1. Sau khi cài đặt thành công, chương trình sẽ tự động chạy ứng dụng Dictionary của Mac để bạn kích hoạt từ điển mới thêm vào Dictionary.
  2. Nhấn tổ hợp phím Command+, (hoặc nhấn chuột vào Dictionary-Preferences - hình 3), để vào Dictionary Preferences. Tại đây ta chọn từ điển Anh-Việt và Việt-Anh (hình 4 - lưu ý chỉ làm được những điều trên khi bạn ở trong chương trình Dictionary - Command+, tức là phím Command và dấu phẩy [ , ])
  3. Nếu muốn từ điển Anh-Việt là từ điển mặc định của Mac, bạn kéo thả từ điển lên đầu danh sách (làm tương tự với từ điển khác nếu muốn – hình 4).
Hình 3: Vào Preferences trong ứng dụng Dictionary
Hình 4: Chọn từ điển Anh-Việt và Việt-Anh từ danh sách
Sử dụng từ điển trên Safari và Firefox:
  1. Safari:
  • Cách1: đưa trỏ chuột lên trên từ cần tra rồi nhấn Command và chuột phải, chọn “Look up in Dictionary”. Ứng dụng Dictionary sẽ chạy ngay sau đó (hình 5). Đây là cách tra từ gián tiếp.
Hình 5: Tra từ bằng chuột phải (2 ngón trên touchpad)
  • Cách 2: đưa trỏ chuột lên từ cần tra, nhấn tổ hợp phím Control+Command+D (hoặc Apple+Control+D) để tra trực tiếp ngay trên trang web (hình 6).
Hình 6: Tra từ trực tiếp bằng tổ hợp phím Ctrl+Cmd+D
      2.  Firefox:
  • Cài add-on Lookup in Dictionary từ: https://addons.mozilla.org/en-US/firefox/addon/7261
  • Cách tra từ giống Cách 1 trên Safari.
Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac: Download từ điển tại đây (Mediafire Links khoảng 39.5MB)


Chúc các bạn thành công!

15 tháng 5, 2011

ĐÁP ÁN CỦA PRACTICE TEST 2


Bài này dành cho sinh viên lớp NC2B (HUST-10/11).

Tôi trích bài Practice Test 2  trong quyển Longman Preparation Series for the TOEIC Test - Advanced Level (4th Edition). Nếu có thể, các em nên làm cả Practice Test 1 trong quyển sách này.

A. PRACTICE TEST 2 và đáp án:
  1. Đề bài (khoảng 3.5MB: download ở đây.
  2. Đáp án (khoảng 7.0MB): download ở đây.
 B. Bảng tính điểm chuyển đổi:


Score List. Read Score List. Read
100 495 495 78 415 355
99 495 490 77 405 345
98 495 485 76 400 340
97 495 485 75 395 335
96 495 475 74 385 330
95 495 470 73 375 325
94 495 460 72 370 320
93 495 455 71 365 315
92 490 450 70 360 310
91 485 440 69 355 300
90 480 435 68 350 295
89 475 425 67 345 295
88 465 420 66 340 290
87 460 415 65 335 285
86 455 405 64 330 280
84 445 395 63 325 275
83 440 390 62 320 270
82 435 385 61 310 260
81 430 375 60 300 255
80 425 370 59 295 250
79 420 360 58 290 245







Score List. Read Score List. Read
57 285 240 36 125 90
56 275 230 35 115 85
55 265 220 34 105 80
54 260 215 33 100 75
53 255 210 32 95 70
52 245 205 31 90 65
51 235 195 30 85 60
50 230 185 29 80 55
49 225 175 28 70 45
48 220 170 27 60 40
47 215 160 26 55 35
46 205 155 25 50 30
45 200 145 24 45 25
44 190 140 23 40 20
43 180 135 22 35 15
42 175 130 21 30 10
41 170 125 20 25 5
40 160 120 19 20 5
39 150 115 18 15 5
38 140 105 17 10 5
37 135 95 16-1 5 5

    Ví dụ:

        Nghe: 78
        Đọc: 65

     Sử dụng bảng chuyển đổi bên trên, điểm số sẽ là:

        Nghe: 415
        Đọc: 335

    Cộng điểm chuyển đổi của cả hai phần (nghe+đọc) em sẽ có điểm TOEIC của mình:

        415 + 335 =  750

    (Lưu ý nguyên tắc Final TOEIC Score = Practice Score - 40)



    Khuyến nghị: bạn nên mua giáo trình để đảm bảo tuân thủ các quy định về bản quyền.

    11 tháng 5, 2011

    CÁC VỊ LA HÁN CHÙA TÂY PHƯƠNG!!!

    VIETTIEN: Tít bài này không phù hợp? "Một câu hỏi lớn. Không lời đáp". Tùy! :-)
    Mình đọc bài dưới đây bên blog của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã lâu rồi nhưng vẫn thấy 'tính thời sự' của nó. Hôm trước còn thấy bản scan có dấu đỏ chót, nay đã text hóa rồi.
    Đừng tưởng BBC hay CNN không nhận các chỉ đạo về 'định hướng dư luận'. Việc này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên ở VN hiện nay, mình chờ đợi những thông báo kiểu này sẽ nhấn mạnh những điểm đại loại như: "Không liên tục đưa các tin CƯỚP - GIẾT - HIẾP và LỘ ẢNH PHÒNG THE", v.v., nhưng tiệt không thấy có. Có lẽ thông báo dưới đây hàm ý: cứ bày toàn rau cải ra đó, chúng và con cháu chúng thích hay không thích cũng phải ăn, có lạnh bụng đi ngoài thì tại vì chúng nó ăn nhiều rau cải; còn các loại thơm, húng, mùi... thuộc chủng loại thịt, ăn nhiều dễ gây bệnh bệnh gút nên cần hướng dẫn cụ thể để đảm bảo sức khỏe nhà nước!
    Đọc cho vui thôi nhưng nhớ đi đúng phần đường quy định, đặc biệt là chỗ có vạch liền và biển báo cấm rẽ :-)
    NTT: Theo chỉ đạo của bộ TT&TT và Ban TGTW thì chương trình tuyên truyền từ 29/3 -5/4/2011 liên quan đến Bàu cử ĐBQH, HĐND, nghị quyết 11 của Chính phủ, vụ án Cù Huy Hà Vũ. Dưới đây là văn bản từ ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC gửi các cấp dưới để thực hiện. Thế mới biết, việc chỉ đạo báo chí tuyên truyền của ta rất chặt chẽ, nhưng vẫn có những điều đáng phân vân như “Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư”. Thực ra, CHHV là Tiến sĩ mà không có chức danh Luật sư.
    TỔNG CÔNG TY
    TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN VTC
    ĐÀI TRUYỀN HÌNH KỸ THUẬT SỐ VTC
    Số: /TB-THKTS
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
    Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2011

    THÔNG BÁO

    Những nội dung tuyên truyền cần lưu ý tại cuộc họp Giao ban Báo chí của Bộ Thông tin và Truyền thông và Ban Tuyên giáo Trung ương tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011
    ———————
    Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông tại cuộc họp Giao ban Báo chí do Bộ Thông tin và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức ngày 29/03/2011, Lãnh đạo Đài thông báo, một số nội dung tuyên truyền cần lưu ý trong tuần từ 29/03/2011 đến 05/4/2011 như sau:
    - Trước hết, tại cuộc họp, Lãnh đạo Bộ biểu dương các đơn vị báo chí, trong đó có VTC đã tuyên truyền và có những hành động nhân đạo ủng hộ nhân dân Nhật Bản sau vụ động đất và sóng thần ngày 11/03 vừa qua. Tuy nhiên, tại cuộc họp lãnh đạo Bộ nêu xử phạt một số cá nhân và đơn vị mắc sai phạm như VTV3 bị xử phạt 18 triệu đồng về vụ “Lượm”, 2 phóng viên Báo Lao động điện tử và Giám đốc kênh VTC8 bị ngừng cấp thẻ Nhà báo nhiệm kỳ tới vì thông tin không chính xác liên quan đến Thác Bản Giốc.
    - Để tuyên truyền tốt trong tuần tới, các đơn vị lưu ý một số nội dung sau:
    1. Tuyên truyền các nội dung của kỳ họp Quốc hội khoá 12 phải khách quan, toàn diện. Lưu ý khi bầu ĐBQH và HĐND các cấp, phóng viên không quay, chụp hình các lá phiếu gạch tên người ứng cử trong danh sách bầu, gây phản cảm.
    2. Tuyên truyền Nghị quyết 11 của Chính phủ phải trích dẫn nguồn thông tin chính thống, phản ánh sự đồng thuận cao trong xã hội về Nghị quyết này.
    3. Chú ý những chương trình chính luận người dẫn chương trình phải nghiêm túc và nắm chắc vấn đề, không nói lan man..
    4. Không đưa các thông tin nhạy cảm liên quan đến Libi.
    5. Không đưa tin về mây phóng xạ ảnh hướng tới Việt Nam mà không có sở cứ khoa học, gây tâm lý hoang mang trong dư luận.
    6. Bộ Y tế khuyến cáo các đơn vị truyền thông không đánh đồng thực phẩm chức năng với thuốc chữa bệnh. Tuyên truyền trung thực tác dụng của thực phẩm chức năng, không gây hiểu nhầm thực phẩm chức năng là thuốc chữa bệnh.
    7. Không đưa tin về việc Diễn viên Hồng Ánh tham gia ứng cử Đại biểu Quốc hội.
    8. Liên quan đến vấn đề động đất, sóng thần tại Nhật Bản:
    - Khi đề cao tinh thần vượt khó của nhân dân Nhật Bản không nên cường điệu, vô hình chung hạ thấp tinh thần của người Việt Nam.
    - Tuyên truyền các hoạt động quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản đúng mực (ví dụ cảnh xếp hàng rồng rắn ủng hộ là không cần thiết).
    9. Vụ Ông Đặng Hùng Võ- Nguyên thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường cưới vợ lần 3, đề nghị báo chí không đưa tin.
    10. Vụ Nhà Báo Hoàng Hùng bị đốt, đề nghị báo chí không tiếp tục đưa tin.
    11. Sắp tới sẽ xét xử vụ Cù Huy Hà Vũ, đề nghị khi nhắc về con người này thì không đưa danh vị tiến sĩ và chức danh luật sư.
    12. Vụ việc Taminflu, cơ quan chức năng không phát hiện ra sai phạm, do đó đề nghị báo chí cân nhắc khi đưa tin.
    13. Về việc đoàn công tác của Liên hợp quốc sang thăm nước ta làm việc về vấn đề người nước ngoài ở Việt Nam, các phóng viên có thể ghi lại tư liệu nhưng chưa được đưa tin.
    14. Không nhắc đến vụ chìm tàu tại Hạ Long để tránh ảnh hưởng đến du lịch của đất nước.
    15. Không đưa tin các vấn đề liên quan đến Nhà máy điện nguyên tử của Việt Nam.
    Nhận được thông báo đề nghị Lãnh đạo các Kênh, Ban nghiêm túc thực hiện.
    Nơi nhận:
    - Giám đốc (để b/c);
    - Các PGĐ phụ trách nội dung (để chỉ đạo t/h);
    - Ban Thời sự, Các kênh VTC1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 14, 16, HD1, HD2, HD3, HDVip.
    - Lưu VP. KT.GIÁM ĐỐC
    PHÓ GIÁM ĐỐC
    (đã ký)
    Vũ Quang Huy
    Nguồn: http://nguyentrongtao.org/2011/03/31/khong-dưa-danh-vị-tiến-si-va-chức-danh-luật-sư-của-ong-cu-huy-ha-vu/

    10 tháng 5, 2011

    NGƯỜI MÔNG VÀ VỤ VIỆC MƯỜNG NHÉ


    VIETTIEN: Thêm một lần nữa mình lại biết tin về những việc xảy ra tại nước mình qua các phương tiện thông tin đại chúng… nước ngoài tới 10 ngày trước khi báo nhà kịp 'định hướng dư luận'!!!
    Vấn đề người Mông là một vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi các nhà lãnh đạo nước ta phải hết sức mềm mỏng nhưng cương quyết trong xử lý vấn đề. Song, quan trọng hơn là tiên liệu vấn đề để có chính sách và đối sách phù hợp với tình hình và tình huống, tránh những xung đột sắc tộc, đặc biệt là những xung đột nhuốm mầu tôn giáo và có yếu tố TQ.
    VIETTIEN thấy các vấn đề liên quan tới vận mệnh đất nước thì không nên phân biệt "lề trái" hay "lề phải" nên xin dẫn ra đây hai bài về vấn đề "bạo loạn” của người Mông ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên" trong thời gian vừa qua.
    1. Bài 1: Không thể có chuyện thành lập "vương quốc Mông" đăng trên báo Quân đội Nhân dân điện tử ngày 10/5/2011                                                                          (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/75/43/4/37/37/147436/Default.aspx)
    2. Bài 2: RFI tiếng Việt phỏng vấn ông Nguyễn Văn Huy (nguyên giảng viên ĐH Paris VII, chuyên trách vấn về người dân tộc thiểu số tại Việt Nam) về vấn đề người Mông ở Việt Nam.


      Không thể có chuyện thành lập "vương quốc Mông"

      (http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/147436/Default.aspx) 
      Trung Nguyên-QĐND - Thứ Hai, 09/05/2011, 21:48 (GMT+7)



      QĐND - Theo một đài nước ngoài, những ngày vừa qua đã có “bạo loạn” của người Mông ở huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (MNĐB). Thực chất của việc này thế nào?

      Căn cứ vào số liệu của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nước ta thì huyện Mường Nhé là một trong những huyện nghèo, nằm trong 62 huyện đang được Nhà nước hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, theo Nghị quyết 30a của Chính phủ (năm 2008). Huyện Mường Nhé có tới 13 dân tộc sinh sống với 52.684 người. Người Mông có 36.811 người, bao gồm cả trẻ em và người già! 

      Ông Giàng A Dình, người địa phương cho biết, sự việc diễn ra từ ngày 30-4-2011, khi một số người Mông trên địa bàn huyện và một vài nhóm người Mông ở ngoài tỉnh nghe theo một số người xúi giục kéo về Mường Nhé tham gia vụ việc đòi tự do tín ngưỡng và đòi thành lập “Vương quốc Mông riêng" nhưng đã bị công an ngăn chặn và người dân đã trở về nhà”.

      Những ai thật sự quan tâm đến các quyền và lợi ích thật sự của người Mông thì phải trả lời câu hỏi: Liệu người Mông có thể thành lập được “Vương quốc” của mình không? Và nếu họ không thể làm được điều đó thì những kẻ gây ra vụ việc ở Mường Nhé là nhằm mục đích gì?

      Để trả lời câu hỏi, liệu người Mông có thể thành lập được Vương quốc riêng của mình hay không, chúng ta hãy tham khảo một số thông tin về dân tộc này.

      Người H’Mông, còn gọi là người Hmông, người Mông, người Hơ-mông, người Miêu (ở Trung Quốc), người Mèo (ở Việt Nam). Tên gọi phổ biến hiện nay ở Việt Nam là người Mông. Quê hương của họ là những vùng núi cao ở phía nam Trung Quốc (đặc biệt là Quý Châu) cũng như các khu vực miền bắc của Đông Nam Á (bắc Việt Nam và Lào). Ngày nay, người Mông sống ở Trung Quốc nhiều nhất, họ tạo thành nhóm dân tộc lớn thứ 5 trong số 56 dân tộc được chính thức công nhận ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ở Việt Nam, người Mông có 1.068.189 người, xếp sau người Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ-me… Người Mông sống du canh, du cư, có bản sắc văn hóa độc đáo, được các thế hệ người Mông trân trọng gìn giữ. Cũng như nhiều dân tộc khác, người Mông là một dân tộc thiểu số, họ sống tản mát trên nhiều quốc gia, Tổ quốc của họ là nơi họ định cư. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc người Mông đòi thành lập Vương quốc riêng mới chỉ đặt ra trong nửa sau thế kỷ XX, sau khi vấn đề dân chủ, nhân quyền được Liên hợp quốc đặt ra và Hoa Kỳ sử dụng nó như một chính sách, chiến lược để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, nhất là các nước XHCN, trong đó có Việt Nam.

      Ở Việt Nam, Lào, những kẻ đòi thành lập Vương quốc Mông bắt nguồn từ thời kỳ Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975). Cơ sở chính trị của lực lượng này là “Vàng Pao”- ngụy quân, người Mông ở Lào. Chúng có căn cứ khá vững chắc ở Loong Chẹng (Lào). Đây là lực lượng quân sự chủ chốt của quân ngụy ở Lào. Sau khi chiến tranh kết thúc, lực lượng Vàng Pao và một số người nhẹ dạ đã đi theo chúng di tản sang Thái Lan, rồi có một bộ phận đi định cư ở Mỹ. Bộ phận này vẫn nuôi hận thù với Nhà nước Việt Nam và Lào. Chính họ đã được lực lượng cực đoan về dân chủ, nhân quyền Mỹ lợi dụng, thông qua việc đòi thành lập Vương quốc Mông để can thiệp vào công việc nội bộ của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam và Lào.

      Người Mông ở Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử là một dân tộc đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sống hòa thuận với 53 dân tộc anh em khác. Do tập tục du canh, du cư, nên địa bàn sinh sống của họ không cố định. Người Mông sinh sống trên 62 tỉnh, tập trung hơn cả là các tỉnh vùng Tây Bắc, Đông Bắc kéo dài tới Nghệ An. Những thập kỷ gần đây, đồng bào Mông di cư tự do tới nhiều tỉnh ở Tây Nguyên… Và cũng vì những lý do trên đời sống của đồng bào Mông còn gặp nhiều khó khăn. Cho đến năm 1960, người Mông chưa có chữ viết. Nhu cầu thực sự của đồng bào là giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất tinh thần. Chữ viết mà ngày nay người Mông đang học và sử dụng trong các văn bản là do Chính phủ Việt Nam giúp đỡ sáng tạo nên.            

      Đồng bào Mông không có tôn giáo riêng của mình. Một bộ phận dân tộc Mông theo đạo Tin Lành. Thế nhưng vài thập kỷ gần đây “đạo Vàng Chứ” phát triển nhanh chóng. Có một số nhà nghiên cứu trực tiếp tìm hiểu “đạo Vàng Chứ” cho biết, đó chỉ là sự mô phỏng đạo Tin Lành mà thôi... Tên đạo Vàng Chứ xuất phát từ nguyên gốc có nghĩa là Vương Chủ. Nghĩa là vua của người Mông. Vào năm 1978, đài phát thanh châu Á tự do, có trung tâm phát sóng ở nước ngoài, bắt đầu phát chương trình tuyên truyền về “đạo Vàng Chứ”. Chính từ đây mà đạo này phát triển.

      Các nghiên cứu về lịch sử hình thành các quốc gia-dân tộc trên thế giới cho thấy, điều “cần" cho sự ra đời của một quốc gia-dân tộc bao gồm: Một khu vực địa lý đủ lớn, ổn định lâu dài làm nơi định cư của đồng bào; Một thị trường kinh tế tương đối phát triển làm cơ sở cho đời sống của cư dân; Một trình độ phát triển tương đối cao về văn hóa, trước hết là về ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết riêng)… Điều kiện “đủ” cho việc ra đời của một quốc gia là phải có một lực lượng chính trị có đủ tư cách về chính trị, đạo lý đại diện cho dân tộc mình. Và đương nhiên về mặt pháp lý nếu là một dân tộc muốn tách khỏi một quốc gia-dân tộc mà họ đang sinh sống, thì phải được Nhà nước đó chấp thuận.

      Đối chiếu những tiêu chí trên với thực trạng sinh sống của đồng bào Mông hiện nay, những người có tư duy khách quan có thể khẳng định rằng không thể có chuyện thành lập “Vương quốc Mông” được. Việc đòi thành lập Vương quốc riêng, đòi “tự do tín ngưỡng” chỉ là thủ đoạn chính trị của một nhóm người Mông quá khích bị các thế lực nước ngoài lợi dụng. Âm mưu của chúng là kích động tình cảm dân tộc, sự thiếu hiểu biết của đồng bào để gây mất ổn định nhằm phá hoại công cuộc đổi mới của Việt Nam.

      Nếu không thể thành lập được “Vương quốc” riêng, thì việc một số đồng bào Mông nghe theo kẻ xấu, tụ họp đông người gây rối trật tự trị an chỉ phục vụ cho lợi ích của một số rất ít người gắn liền với các thế lực thù địch với Cách mạng Việt Nam muốn lợi dụng tình hình để gây mất ổn định chính trị. Việc này không đem lại lợi ích gì cho người Mông, trái lại chỉ làm tổn thương đến tình đoàn kết của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, phá hoại công cuộc đổi mới của đất nước và cho chính dân tộc Mông mà thôi. 

      (Ảnh: Wikipedia)

      RFI tiếng Việt: 
      Phỏng vấn ông Nguyên Văn Huy về vấn đề người Mông

      http://www.viet.rfi.fr/
      RFI tiếng Việt - Thứ Hai 09/05/2011





       
      Adapted and Bloggerised by VIETTIEN | Since 2007 | Designed by Lasantha Bandara