29 tháng 12, 2011

Kim Yong-il: Lãnh tụ Kính yêu?


Không ai chào đón cái chết vì cái chết làm con người ta đau buồn, luyến tiếc. Tuy nhiên, việc “Lãnh tụ Kính yêu” Kim Yong-il của Bắc Triều Tiên qua đời lại khiến mình có những cảm xúc mà thông thường không liên quan tới cái chết. 

“Nhân dịp” “Lãnh tụ Kính yêu” chuyển sang từ trần, có chút quà cắt từ bộ phim Team America gửi tặng “nhân dân” bắc Triều Tiên - những người đang nức nở về sự ra đi của ông bố “il” (ốm yếu) và tung hê về sự lên ngôi của ông tướng con “un” (vô đối). Nơi mà sự giả dối trơ trẽn được ngâm ủ trong thói sùng bái cá nhân mê muội của loài vật thì có lẽ sự hài hước cũng là thứ xa xỉ phẩm mà hành triệu người dân chết đói chẳng bao giờ được nếm thử. Hy vọng, sự hài hước sẽ xua tan nỗi "buồn đau tột cùng".

Cần nói thêm trong tiếng Anh, “il” đồng âm với “ill” có nghĩa là ốm yếu, xấu xa, và “un” là tiền tố mang ý nghĩa phủ định. Ước gì ông con không ăn chơi vô đối mà hãy phủ định lại cách mà ông bố khiến đất nước này ốm yếu.  





3 tháng 12, 2011

CHỈ SỐ MINH BẠCH NĂM 2011

Corruption Perceptions Index: Transparency International


Download report
Xem toàn bộ thông tin tại Transparency International 

Bảng xếp hạng đầy đủ

Alternative content

Get Adobe Flash player

23 tháng 11, 2011

CA TỪ TRỊNH CÔNG SƠN DƯỚI GÓC ĐỘ NGỮ PHÁP

VIETTIEN: Một bài viết công phu về nghệ thuật ca từ của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thể hiện qua các bài hát sâu lắng của ông. Đứng trên góc độ ngữ pháp, tác giả Trần Kim Phượng đã có những tìm tòi, khám phá khá thú vị về cách mà người nhạc sĩ tài hoa "làm phép" với ngôn từ trong các bài hát nổi tiếng của ông. 

- Có thể đọc online tại đây (nếu khó đọc file PDF nhúng ở trang này)
- Có thể download tại đây (khoảng 30MB).




VIETTIEN chưa có điều kiện xin phép TS. Trần Kim Phượng để đăng bài tại đây. Tuy nhiên, hy vọng tác giả sẽ đồng ý vì lý do học thuật!

[Bài đã đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ của Viện Ngôn ngữ học, số 10/2011]

BỐN THÓI XẤU CỦA NGƯỜI VIỆT ĐƯƠNG ĐẠI

VIETTTIEN: Mình thấy bài viết này của tác giả Thanh Sắc (chắc bút danh) bên Tuần Việt khá hay nên "rinh" về đây đọc cho thấu. Mình luôn giữ quan điểm là ít nhất hai thế hệ người Việt đã hỏng (tạm gọi theo tiếng Anh là Spoilt Generations). Mình cũng nằm trong thế hệ đã hỏng đó nhưng có lẽ tia sáng cuối đường hầm ở đây là mình ý thức được mình thuộc thế hệ hỏng hóc đó. 


Bốn thói xấu của người Việt đương đại


(TuanVietNam)- Nói “của rất nhiều người Việt ” là để dễ lọt tai, thật sự cầu thị thì phải nói là "Một số thói xấu của người Việt thời nay" bởi vì những thói xấu này đang rất thịnh hành và phổ biến. Nói “người Việt hiện nay” là để giới hạn thời gian trong một số những thập kỷ gần đây, có thể người Việt xa xưa và người Việt trong tương lai không mắc những thói xấu này.

Thói gian lận
Nhiều thủ thuật gian lận cước taxi.
Ảnh thethao&vanhoa
Từ điển Tiếng Việt 1994 định nghĩa gian lận là “có hành vi dối trả, mánh khóe, lừa lọc”. Dẫn từ điển cho chắc ăn thôi chứ nhắm mắt vào cũng thấy rõ người ta gian lận, dối trá thế nào, có khi còn thấy rõ hơn.
Trong buôn bán, từ nửa lạng cà chua, dăm ba quả táo đến hàng tấn cá ba sa, hàng tấn xi măng sắt thép đều có thể bị cân điêu, chỉ cần gian lận lấy nửa lạng là người ta đem nhét thật nhiều bánh đúc vào cái diều con gà, nếu gian lận được nửa yến thì sẵn sàng bơm thuốc phọt cho gà lợn rau quả mau tăng trọng, bất chấp những tai hại khôn lường, đồ xấu đánh tráo vào với đồ tốt rồi tính thành tiền đồ tốt, hàng ôi thiu thối rữa kém chất lượng đem tẩy rửa mông má lại để bán ra thành hàng tươi ngon…
Trong sản xuất thì bớt xén nguyên vật liệu, rút ruột công trình, làm hàng giả hàng nhái, gian lận giấy tờ sổ sách kế toán để moi tiền dự án bất chấp là dự án ODA hay dự án quốc gia, rút được tiền chia chác thì làm, không thì bỏ, bất kể chất lượng tốt xấu…Lại còn cái kiểu hùa nhau bỏ thầu thật thấp, chộp giật, cứ thắng thầu cái đã, làm nửa chừng thì bỏ đấy, một bên hết vốn, bên kia muốn hoàn thành kế hoạch lấy thành tích thi đua thì xin mời bỏ tiền vào…
Trong giáo dục thì trường trường lớp lớp đua nhau cho điểm vống lên, học sinh lên lớp hết để lấy thành tích, cán bộ cỡ muốn có bằng thì có người đi học thay, dân tứ chiếng muốn có bằng thì mua, điểm thi thì tẩy xóa xin xỏ, giấy báo kết quả thì mạo điểm mạo danh, vào thi thì mang theo phao, cấm đoán thế nào cũng không xuể, cha mẹ thì chạy trường chạy lớp phờ cả người, nghĩ mà kinh…
Về mặt xã hội thì kể không biết bao nhiêu thí dụ cho xuể, này nhé: lên phường lên xã vào bệnh viện thì bị xoay đủ kiểu nhưng cứ có ít “ngan nằm” là được việc, ra đường gặp đủ cách gian lận giao thông, kể từ bằng lái rởm đến xe rởm, kể từ người đi bộ, đi xe máy đến công-tơ-nơ siêu trường siêu trọng, hễ gian lận được đường là gian lận, có mắc mớ thì kẹp “nó” vào giấy tờ rồi nhờ nộp hộ vào kho, em vội phải đi không cần lấy hóa đơn, thế là xong.

Tiền của chính phủ cho người nghèo ăn tết, tiền từ thiện cũng bị ăn chặn ăn bớt. Trộm đạo tứ tung, trộm to như tham nhũng, man trá thuế khóa, nhập lậu xuất lậu …đến nhỏ như trộm cái đinh bù loong, cái thanh tà vẹt, con gà con cá… (trộm cá bằng kích điện là phổ biến từ Nam chí Bắc !). Người dân xây nhà hễ gian lận được dù chỉ một vài mét đất công là lấn tới, người dân buôn bán hễ làm luật được là chiếm luôn vỉa hè…
Trong văn hóa tư tưởng thì đạo văn đạo nhạc, đạo thơ đạo họa đủ cả, cũng chạy giải thưởng cho có danh, đánh bóng mạ kền cho sáng tên tuổi…Một phần không ít thanh niên học hành làm việc thì lười mà chỉ muốn có tiền nhanh, chỉ muốn tiêu xài xì tin, váy cộc chân dài tóc bờm dựng ngược, nay vũ trường mai nhà nghỉ…

Có những cuộc vận động hoặc thi tìm hiểu mà ai cũng biết có phần không phải, ai cũng có phần không phải nhưng vẫn bất chấp, vẫn bỏ tiền bỏ của bỏ thời gian lao vào làm. Khủng khiếp nữa là gian lận giữa ý nghĩ với lời nói, người ta sẵn sàng nói cái điều mà người ta không nghĩ thế, từ đấy dẫn đến gian lận giữa lời nói và việc làm, tôi có thể rao giảng anh đừng vào nhà nghỉ khi tôi vừa từ nhà nghỉ bước ra…
Gian lận dối trá giằng chéo đan xen ngang dọc trên dưới lớn bé to nhỏ trong suốt một thời gian rõ dài đã vượt quá một cái nếp xấu, một thói quen xấu để trở thành một thói xấu của tôi của anh của chúng ta nếu bạn không muốn nói là của người Việt bây giờ.
Thói vô trách nhiệm
Ảnh minh hoạ vietnamnet
Lại dẫn từ điển tiếng việt 1994: Trách nhiệm: 1-phần việc được giao cho hoặc coi như được giao cho, phải bảo đảm làm tròn, nếu kết quả không tốt thì phải gánh chịu phần hậu quả. 2- Sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình, bảo đảm đúng đắn, nếu sai thì phải gánh chịu phần hậu quả.
Cứ theo như định nghĩa trên, cho tới bây giờ, hầu hết những kết quả không tốt đều chưa có đâu phải gánh chịu. Như thế là thói vô trách nhiệm.
Nếu như trách nhiệm của mình chưa ba năm rõ mười thì ai ai cũng nghĩ rằng đó là trách nhiệm của người khác, của ngành khác, của cơ quan khác. Phủi tay.
Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng về sau, nước vôi càng loãng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc thấy họ chỉ gạch chéo vào gốc cây mấy cái, coi thế là xong.
Quần áo loại dành cho người ít tiền mua về thì đường chỉ xiêu vẹo, chưa mặc đã tụt khuy, xe máy đem đi bảo dưỡng thì người ta mở ra lau qua rồi lại lắp vào như thế gọi là bảo dưỡng, nhiều công trình bị rút ruột dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo, nhà bị đổ, cầu bị sập…
Người dân lên xã phường quận huyện hoặc những cơ quan công quyền khác thường bao giờ cũng phải dăm lần bảy lượt, nhẹ nhàng cũng là người có trách nhiệm đi tập huấn, cô chú cứ chờ. Đầy đủ cả rồi mà không thích thì hỏi tại sao cái đơn lại viết thế này, chữ như chữ bác sĩ ai mà đọc được, về viết lại rồi đem lên đây…
Cả con đường mới làm to đẹp như thế tự nhiên chình ình ra một phần cái nhà, rõ là phải giải phóng ngay từ đầu mà vẫn không đi không dỡ không phá. Lại còn cái việc đổ trộm vật liệu phế thải ra đường nữa chứ, cứ đêm đến đổ ra ngồn ngộn, nói xin lỗi chẳng khác gì cái việc ị ra đường hàng đống tướng. Những gì là của công, của cộng đồng thì việc giữ gìn bảo quản thật khó, chặt phá xâm lấn vẽ bậy bỏ bẩn một cách hết sức hồn nhiên. Ra đường thấy kẻ cắp móc túi mà không hô hoán, gặp người bị nạn thì rất đông người xúm lại để…xem nhưng vẫn dửng dưng.
Công chức ở cơ quan, xin nói thật nhé, chẳng lấy đâu ra chuyện tám giờ vàng ngọc, trừ một vài người làm cật lực còn đâu thì tranh thủ đi chợ, đưa đón con, giặt quần áo khi nhà mất nước, sắc thuốc cho đỡ tốn điện nhà, trà nước, đọc báo buôn chuyện chơi gêm…Đủ cả. Người dân ở đường phố thì vứt rác vứt chuột chết ra đường, thải rác xuống sông xuống cống thoải mái, có khi ngang nhiên đào ống nước ngang qua đường, rửa xe máy thì phun cả nước vào người qua lại, mở cửa hàng bún chả thì cả phố hít khói với mùi thịt nướng, mở cửa hàng sắt thì ngày đêm bốn chung quanh nghe uỳnh uỵch xuống hàng, mở cửa hàng bán vô tuyến thì loa eo éo suốt ngày, bước ra đường thì bụi cát mù trời…
Nhiều người có tiền, bỗng dưng có rất nhiều tiền thì phè phỡn và bất chấp.
Nhiều nhà báo nhúng bút vào sự thật thì bị đe dọa, có trường hợp bọn xấu bắn đạn chì nhà báo lại trượt vào đùi nhà thơ mới bi hài làm sao !
Rất đông thanh niên công khai nói rằng sống trung thực thì chỉ thiệt thòi. Cũng rất đông thanh niên chỉ ham chơi, đua đòi, sống ngày qua ngày không lý tưởng (lý tưởng hiểu theo nghĩa có mục đích tốt để phấn đấu), không có mẫu hình nào để noi theo (như một thời những Nguyễn Văn Trỗi, Lê Mã Lương…)…
Không kể hết được. Chỉ tóm lại một câu hỏi : đâu chịu trách nhiệm về những kết quả không tốt ấy ?
Đã nhiều năm rồi người ta quen vô trách nhiệm, vô trách nhiệm nghề nghiệp, vô trách nhiệm lương tâm, tới mức trở thành dửng dưng, vô cảm, trở thành tín đồ của chủ nghĩa ma-ke-no, một thói xấu của tôi, của anh, của chúng ta nếu như bạn không muốn nói đó là của người Việt bây giờ.
Thói cơ hội chủ nghĩa
Định nghĩa một cách đơn giản nhất theo Từ điển tiếng Việt 1994 là: 1- Quan điểm, chủ trương lợi dụng cơ hội, mưu cầu những lợi ích trước mắt và cục bộ, bất kể việc làm đúng hay sai. 2- Khuynh hướng tư tưởng-chính trị trong phong trào công nhân, chủ trương chính sách tùy thời, thỏa hiệp.
Chủ nghĩa cơ hội đã len lỏi, xâm nhập vào từng cá nhân, trở thành một thói xấu là thói cơ hội chủ nghĩa theo đó người ta bất chấp đúng sai, tùy thời thỏa hiệp, đón gió trở cờ để mưu cầu lợi ích cho riêng mình.
Xu thời nịnh bợ tràn lan, còn quyền thì còn đeo bám bợ đỡ, hết quyền thì lập tức quay lưng nói xấu, xoay ngay sang kẻ khác đang quyền. Những người được nịnh bợ thì đều biết chúng nó nịnh mình, nghe mãi thành quen, nghe điều trái tai thì chịu không được, lại cũng có yêu cầu phải dùng chúng nó, biến chúng nó thành lũ đệ tử em út để mà sai bảo mưu cầu lợi ích riêng, kể từ chuyện nhỏ như con thỏ là đi nhà nghỉ mát-xa đến chuyện lớn là xí phần đất cát, chung cư, dự án…Thế là kẻ xu nịnh và đứa được bợ đỡ hai bên đều cần nhau, xoắn vào nhau, đều tùy thời thỏa hiệp, tạo thành một thể thống nhất, có anh này thì có anh kia, cứ thế luân hồi tưởng như không bao giờ chấm dứt.
Đấy là chưa nói đến những mưu đồ phản trắc, lừa lọc cài bẫy, vu oan giá họa, bơm vá xì tút bóp méo sự thật, xúi bẩy khích bác, a dua….chỉ vì những lợi ích cá nhân. Suy cho cùng, đấy cũng chính là thói cơ hội chủ nghĩa
Lại còn hiện tượng này nữa : những kẻ xấu thì kéo bè kéo cánh, có nịnh bợ trên có đe nẹt dưới, có tham mưu có tư vấn, có liên kết móc nối, còn người tốt thì đơn độc, trơ trọi, không biết dựa vào đâu. Đành ngu ngơ ngậm miệng, nhắm mắt cho qua, bực dọc bức xúc thì về nhà chửi bâng quơ cho bõ tức thế thôi, suy cho cùng cũng là cơ hội chủ nghĩa.
Thói cơ hội chủ nghĩa đang làm biến dạng trái tim và tâm hồn tôi, anh, đang phá hoại niềm tin của chúng ta đối với những giá trị tinh thần cao đẹp.
Thói chí phèo
Đốt xe máy ăn vạ
Không cần phải dẫn định nghĩa, ai cũng hiểu thói chí phèo là gì. Chỉ nói thêm dân gian còn một từ khác để chỉ thói xấu này, đó là từ “bầy hầy”.
Nhìn chung quanh mình thấy không ít những kẻ “cào lưng ăn vạ”. Xin kể ra đây một thí dụ điển hình. Trong một cuộc họp, một cán bộ bị phê bình, tức quá không kìm được bèn rút điện thoại di động ra nói để tôi gọi cho Chủ tịch nước hỏi xem phê bình thế có đúng hay không ! Anh ta thường khoe là quen với Chủ tịch mà. Chí phèo đến thế thật đã hết chỗ bình luận.
Trong mỗi cơ quan thế nào cũng có một vài anh cứ xoay ngang ra, mọi người làm một đường anh ta phát biểu ý kiến một nẻo. Một số người sai toét mà cứ ôm đơn đi kiện, không ăn được thì đạp đổ, bầy hầy hết chỗ nói mà phải chịu đấy. Một số anh về hưu rồi nhưng hàng ngày cứ đến cơ quan, cứ giữ phòng làm việc, cứ góp ý tùm lum hết cả. Trong sinh hoạt dân phố, đốt bếp than tổ ong khói xộc vào nhà người ta hàng ngày, người ta có ý kiến thì quắc mắt thách đứa nào dám động vào bếp của ông. Vứt rác ra đường, có ý kiến thì la lối tao vứt ra đường chứ tao có vứt vào nhà vào mả chúng mày đâu, vác cưa máy mang ô tô đi cưa trộm cây gỗ quý giữa lòng Hà Nội…Khiếp quá !
Tham gia giao thông thì thấy ngay thế nào là chí phèo. Những chuyện bầy hầy như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, phóng xe trên vỉa hè…chả là cái đinh gì so với chuyện khi phạm luật thì hất cảnh sát giao thông lên nắp ca-pô rồi bỏ chạy mấy chục cây số, bật diêm đốt xe máy giữa đường, ngồi lỳ trên xe máy để cảnh sát phải khiêng cả người cả xe về trạm, gây tai nạn rồi bỏ chạy, mặc xác người bị nạn…

Rủ nhau đi cướp gà toi, khi phóng viên chụp ảnh lại còn giơ mấy con gà dịch lên khoe, đi hội hoa thì chen chúc, dẫm đạp, bẻ cành ngắt hoa, hành khách đi xe thì bị nhốt vào tiệm cơm tù, xe buýt bị chặn lại để cướp khách, ra đường động va chạm một tí là đe chém đe giết, rải đinh ra đường cho xe xịt lốp rồi hành nghề vá xe…..Đúng là có đến một ngàn lẻ một kiểu chí phèo.
Thói chí phèo làm cho người ta nhờn với pháp luật và coi nhẹ một số những giá trị tinh thần, là thói xấu mà tôi, anh và chúng ta bây giờ có thể nhận rõ trong rất nhiều những hành xử hàng ngày. Dân gian gọi những người mắc thói chí phèo là những người bị đứt dây thần kinh xấu hổ, những dân ngụ cư ở phố hàng thớt !
*
Trên đây là một số thói xấu của nhiều người Việt chúng ta trong nhiều thập kỷ vừa qua. Những thói xấu này gắn bó với nhau, liên quan qua lại, có khi cái này là cái kia, trong cái này có cái kia, không khó để nhận biết bởi vì người ta cũng chẳng cần che dấu là mấy.
Chủ đề không mới nhưng vẫn đáng nhắc lại để một lần nữa chúng ta nhìn lại và nhận biết hơn chính chúng ta, với tư cách là một cá nhân, một tập thể, một tổ chức. Nhắc lại với nhau mà cùng biết xấu hổ, đó là điều may, còn nhắm mắt bịt tai, coi như mình đã tốt cả rồi thì đó là bất hạnh.
Thế nào cũng có bạn hỏi những thói xấu trên có là thuộc tính, là bản chất bản ngã gì gì đấy của người Việt hay không. Chắc chắn là không. Những nghĩa cử tốt đẹp, những trái tim trung hậu giàu lòng nhân ái, vị tha, đồng cảm còn nhiều lắm và đó mới là bản tính người Việt. Thế thì những thói xấu trên ở đâu quàng vào chúng ta? Nếu thực sự có một câu hỏi như thế thì nó đã vượt quá sức của người viết bài này, bởi vậy phải xin ý kiến của các nhà quản lý xã hội, các nhà nghiên cứu về xã hội, về văn hóa, lịch sử…Và để mọi người cũng có cơ hội bày tỏ ý kiến, nói cho rõ ra đâu là đen đâu là trắng thì phải chăng nên mở mục thăm dò ý kiến rộng rãi về mấy thói xấu trên và nguồn gốc của nó.
  • Thăng Sắc




6 tháng 10, 2011

STEVE JOBS HAS PASSED AWAY

Trang chủ Apple ngày 06/10/2011

Ai đó đã nói: "Anh sống bao nhiêu năm không phải là điều quan trọng. Quan trọng là anh đã sống như thế nào" để khi anh ra đi mọi người vẫn nhớ tới anh, còn nhắc tới anh với niềm cảm phục sâu sắc.

Steve Jobs là một con người như vậy.

Dưới đây là toàn văn thư CEO Tim Cook gửi các thành viên Apple Inc:

---------

Team,

I have some very sad news to share with all of you. Steve passed away earlier today.

Apple has lost a visionary and creative genius, and the world has lost an amazing
human being. Those of us who have been fortunate enough to know and work with Steve have lost a dear friend and an inspiring mentor. Steve leaves behind a company that only he could have built, and his spirit will forever be the foundation of Apple.

We are planning a celebration of Steve’s extraordinary life for Apple employees that will take place soon. If you would like to share your thoughts, memories and condolences in the interim, you can simply email rememberingsteve@apple.com.

No words can adequately express our sadness at Steve’s death or our gratitude for the opportunity to work with him. We will honor his memory by dedicating ourselves to continuing the work he loved so much.

Tim


Xin vĩnh biệt một tài năng kiệt xuất của thế giới!


4 tháng 10, 2011

CÔ GÁI SÔNG HƯƠNG


Cô gái sông Hương (*)


       Ngày xưa cô gái sông Hương
       Ngày nay cô gái đứng đường... vẫn em.

 

Tình là gì anh hỡi
Để anh trả giá em
Tiền là gì anh hỡi 

Để tình ta nhập nhèm.

Anh cười khểnh mua em
Bằng vài trăm đô Mỹ
Anh soi em thật kỹ
Như bạc giả đô la.


Đời em ánh trăng tà
Thuyền em đà rách nát
Lòng em thôi khao khát
Chút hương nhài ban mai.

Anh vẫn là những ai
Ngày quý ngài vọng trọng
Bao kẻ hèn nghe giọng
Vội cúi đầu dạ thưa.


Đêm rơi xuống như thừa
Anh lại vừa tới cửa
Lại giúp em gột rửa
Trôi đi hết tương lai.


Thi nhân hỡi - ngày mai
Em trắng ngần trong nắng,
Tan mây mù cay đắng,

Phủ kiếp sống đời em? (*)

       Tình ôi gian dối là tiền,
       Tiền ôi gian dối cho thuyền em trôi.
       Đời ơi trả lại cho tôi
       Ngày may gió mới giữa trời, là tôi.


* Cô gái sông Hương: đọc "Tiếng hát Sông Hương" - Tố Hữu

24 tháng 9, 2011

NEW HEADWAY PRE-INTERMEDIATE (3rd Ed.)


A. VÀI NÉT VỀ BỘ GIÁO TRÌNH NEW HEADWAY
New Headway là bộ giáo trình tiếng Anh giao tiếp thông dụng đối với những ai bắt đầu tiếp cận với tiếng Anh, muốn tìm hiểu và sử dụng ngôn ngữ quốc tế này. Đây là một trong những bộ giáo trình tiếng Anh cho người trưởng thành thành công nhất từ trước tới nay. 

Bộ giáo trình này do hai tác giả là Liz and John Soars biên soạn và được nhà xuất bản Oxford ấn hành. 

Những ưu điểm của bộ giáo trình New Headway là: 
  • Tính cập nhật cao, nội dung sách bám khá sát những thay đổi của cuộc sống;
  • Các thông tin và thông số đưa ra có tính khoa học và độ tin cậy cao;
  • Có bố cục hợp lý, logic, khoa học 
  • Kết hợp chặt chẽ giữa nâng cao kĩ năng ngữ pháp - từ vựng và khả năng giao tiếp - thực hành;
  • Có nhiều hoạt động cặp và nhóm hướng vào phương pháp giao tiếp;
  • Các chủ đề tình huống thiết kế một cách cụ thể, thiết thực, lý thú và gắn liền với thực tế;
  • Vốn từ vựng phong phú; 
  • Vốn kiến thức xã hội phù hợp với trình độ chung.

Bộ New Headway gồm các  trình độ sau:
  1. Beginner (dành cho người mới bắt đầu học tiếng Anh)
  2. Elementary (sơ cấp)
  3. Pre-Intermediate (trước trung cấp)
  4. Intermediate (trung cấp) 
  5. Upper-Intermediate (sau trung cấp - nâng cao)
  6. Advanced (thành thạo)
Tính tới thời điểm này (09/2011), các tác giả và NXB Oxford đã phát hành ấn bản thứ ba (Third Edition) ở tất cả các trình độ (trừ Advanced). Riêng trình độ Intermediate đã có ấn bản thứ tư.

Một giáo trình New Headway chuẩn gồm có các thành phần sau:

Student's Book (giáo trình chính)
Student's Book split editions (bản rút gọn của giáo trình chính)
Teacher's Book (sách giáo viên)
Teacher's Resource Book (tài liệu hỗ trợ giáo viên)
Workbook with/without key (sách bài tập có hoặc không có đáp án)
Class Audio CDs (phần Audio của giáo trình chính)
Workbook Audio CDs (phần Audio của sách bài tập)
New Headway iTools (hỗ trợ học qua các công cụ học tập số hoá)
Interactive Practice CD-ROMs (các CD tương tác)
DVDs (các video tình huống)


B. GIÁO TRÌNH NEW HEADWAY PRE-INTERMEDIATE 

Giáo trình New Headway Pre-Intermediate (Third Edition) là lựa chọn phù hợp cho các sinh viên đang học để đạt trình độ Pre-Intermediate hoặc TOEIC 450 điểm. 

Nếu có điều kiện và thời gian, người học nên tham khảo tất cả các thành phần của giáo trình New Headway Pre-Intermediate (Third Edition). Tuy nhiên, người học cần lưu ý bốn thành phần chính của giáo trình là: Student's Book, Class Audio CDs, Workbook và Workbook Audio CDs trong đó Student's Book và Class Audio CDs là cốt lõi.

Dưới đây là đường link tới các thành phần của cuốn sách (liên hệ với VIETTIEN nếu chưa có/cần password). 

Chúc các bạn học tốt tiếng Anh!

-----------------------------

Student's Book (PDF, 53.5MB): http://www.mediafire.com/?9f34l7kp1fhp9l8 
Class Audio CDs: 
       - CD 1 (ZIP, 83.5MB): http://www.mediafire.com/?0mdsmv48fvp22nc
       - CD 2 (ZIP, 79.8MB): http://www.mediafire.com/?bca93zoy38vdht9
       - CD 3 (ZIP, 82.2MB): http://www.mediafire.com/?eoxx2g1z42d4k9k

Workbook Audio CDs (54.5MB): http://www.mediafire.com/?hm3a2i5mqykhlqa

DVDs (các video tình huống)
       - Episode 1: New Headway Pre-Episode 1-Clean Sweep
       - Episode 2: New Headway Pre-Episode 2-A Perfect Day
       - Episode 3: New Headway Pre-Episode 3-A Picture of Health
       - Episode 4: New Headway Pre-Episode 4-Not Working Out
       - Episode 5: New Headway Pre-Episode 5-A Dog's Tale
       - Episode 6: New Headway Pre-Episode 6-A Brief Encounter

Xem thử Episode 1:








Bonus links: các từ điển mà người học TA nên có

Khuyến nghị: bạn nên mua giáo trình/phần mềm để đảm bảo tuân thủ các quy định về bản quyền.

19 tháng 9, 2011

VietTien Dictionary for Mac v2.01


VietTien Dictionary for Mac v2.01
(Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac - cài đặt tự động)



Tương thích: Leopard, Snow Leopard  Lion


Hình 1: VietTien Dictionary for Mac


THÔNG TIN VỀ TỪ ĐIỂN

1. Thông tin chung

  • Đây là bộ cơ sở dữ liệu (CSDL) từ điển Anh-Việt và Việt-Anh. Về bản chất CSDL này là “add-on” chạy trên nền ứng dụng Dictionary của Mac. Tuy nhiên để dễ hiểu, chúng tôi thống nhất gọi bộ CSDL từ điển này là “từ điển”.
  • Do nhu cầu công việc của cá nhân và xét nhu cầu thực tế của cộng đồng người dùng Mac, chúng tôi nhận thấy cần phải xây dựng một bộ từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac. Tháng 8/2010, chúng tôi phát hành bản “Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac v1.0” (tham khảo ở đây) . Mặc dù bản v1.0 còn sơ sài và có lượng từ vựng khá khiêm tốn (khoảng 104.000 mục từ Anh-Việt và 40.000 mục từ Việt-Anh) nhưng chúng tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía người dùng. Sau một thời gian thu thập, biên tập, chỉnh sửa, bổ sung dữ liệu và rút kinh nghiệm từ bản v1.0, chúng tôi chính thức phát hành bản “Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac” mới với tên gọi “VietTien Dictionary for Mac v2.01”.
2. VT Anh-Việt & VT Việt-Anh

Hình 2: VT Việt-Anh (Kinh tế)
  • Chúng tôi có thể tin tin rằng đây là bộ CSDL từ điển đồ sộ nhất trên nền tảng Mac tính tới thời điểm 8/2011. Về số mục từ, bộ Anh-Việt có hơn 390.000 và bộ Việt-Anh có hơn 430.000. Tất cả các mục từ đều có kèm định nghĩa và các ví dụ minh hoạ, giải thích.
  • Ngoài các mục từ thông dụng của tiếng Anh và tiếng Việt, từ điển còn bao gồm các CSDL từ điển Kinh tế (tài chính, kinh doanh...) và Kĩ thuật (các ngành khoa học và kĩ thuật cơ bản...).
  • CSDL của từ điển được bổ sung, biên tập và chỉnh sửa từ các nguồn dữ liệu sau:
  1. Dự án Từ điển tiếng Việt Miễn phí của Hồ Ngọc Đức;
  2. Phần mềm từ điển Super Power Dict của Bùi Đức Tiến;
  3. Một số dữ liệu từ điển do các thành viên Diễn đàn Tinh tế cung cấp;
  4. Dự án Từ điển tiếng Việt Mở của Trần Bình An;
  5. Dữ liệu từ điển dành cho phần mềm Babylon của Đào Công Tiến;
  6. và các CSDL do cộng đồng mã nguồn mở cung cấp.
  • CSDL của từ điển này là hoàn toàn miễn phí. Bạn được phép sử dụng, cung cấp hay tái phân phối với điều kiện bạn tuân thủ các quy định trong giấy chứng nhận GNU của Free Software Foundation.
  • CSDL của từ điển được xây dựng và cung cấp với hy vọng sẽ giúp ích cho người dùng. Tuy nhiên, tác giả giữ quyền không chịu bất cứ trách nhiệm nào trước các rủi ro (nếu có) hoặc phát sinh không mong muốn do sử dụng phần mềm từ điển này. Mọi ý kiến và đóng góp xây dựng từ điển đều được hoan nghênh. Nếu cần thêm thông tin, mời bạn ghé thăm trang nhà của tác giả tại http://myviettien.blogspot.com.

3. Tên gọi của từ điển
  • Chính thức: © VietTien Dictionary for Mac (v2.01 [build 170811])
  • Hiển thị và thường gọi: VT-Dict for Mac v2.01 (VT Anh-Viet & VT Viet-Anh)

ÍCH LỢI CỦA BẢN TỪ ĐIỂN NÀY
  1. Tích hợp cả 2 bộ từ điển Anh-Việt và Việt-Anh với số lượng từ đồ sộ (hơn 800.000 mục từ).
  2. Đơn giản hóa việc cài đặt (người dùng không phải copy file CSDL từ điển tới thư mục Library – tránh nhầm lẫn giữa các thư mục Library của Mac).
  3. Không chiếm dụng tài nguyên hệ thống (sử dụng ứng dụng sẵn có của Mac, không phải cài thêm phần mềm từ điển khác).
  4. Chương trình chạy nhanh, ổn định, hoàn toàn tương thích với Mac.
  5. Có thể tra từ một cách đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng trong bất cứ ứng dụng gốc của Apple (Spotlight, Dashboard, Mail, Safari...).


HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT



Hình 3: Chương trình cài đặt từ điển
  1. Download file cài đặt từ điển (địa chỉ ở cuối bài).
  2. Giải nén file VT-Dict.dmg với password là myviettien và chạy file VietTien-v2.pkg để cài đặt từ điển. Làm theo các hướng dẫn của chương trình cài đặt (chỉ cần chấp nhận các giá trị mặc định). Chọn Customize khi cài đặt nếu bạn chỉ muốn cài một bộ từ điển (Anh-Việt hoặc Việt-Anh).
  3. Sau khi cài đặt thành công, chương trình sẽ tự động chạy ứng dụng Dictionary của Mac để bạn kích hoạt từ điển mới thêm vào. Nếu từ điển VT Anh-Việt và VT Việt-Anh đã xuất hiện trong ứng dụng Dictionary, bạn có thể sử dụng từ điển ngay và không phải thực hiện bước dưới đây(4 và 5).
  4. Nhấn tổ hợp phím Command+, (hoặc nhấn chuột vào Dictionary-Preferences), để vào Dictionary Preferences. Tại đây ta chọn từ điển VT Anh-Việt và VT Việt-Anh (hình 4 - lưu ý chỉ làm được những điều trên khi bạn ở trong chương trình Dictionary - Command+, tức là phím Command và dấu phẩy [ , ]).
  5. Nếu muốn từ điển VT Anh-Việt là từ điển mặc định của Mac, bạn kéo thả từ điển lên đầu danh sách (làm tương tự với từ điển khác nếu muốn – hình 4).





    Hình 4: Tuỳ chọn thiết đặt từ điển
Lưu ý:
  • Trình cài đặt tự động cập nâng cấp bản “Từ điển Anh-Việt và Việt-Anh cho Mac v1.0 lên VietTien Dictionary for Mac v2.01”.
  • Bạn có thể dùng song song VietTien Dictionary for Mac v2.01 với các bản từ điển Anh-Việt và Việt-Anh khác (ví dụ bản do cuhiep cung cấp tại đây). Nếu chỉ dùng VietTien Dictionary for Mac v2.01, bạn có thể bỏ tuỳ chọn (các) từ điển khác từ Dictionary – Preferences hoặc xoá triệt để chúng khỏi thư mục Library/Dictionaries/ hoặc /Users/ten_ban/Library/Dictionaries/.
SỬ DỤNG TỪ ĐIỂN

Hầu hết mọi người đều biết khi cần tra từ điển thì ta chỉ cần khởi động trình Dictionary trong thư mục Applications. Đây là cách làm việc với từ điển truyền thống (còn gọi là tra “nguội”).
Dưới đây, chúng tôi trình bày về các tra từ trực tiếp trong các ứng dụng của Mac bằng cách sử dụng CSDL trong Dictionary nhưng không cần phải khởi động Dictionary (tra “nóng”).

Lưy ý: để việc tra từ thuận lợi hơn, bạn nên để VT Anh-Việt và VT Việt-Anh lên đầu danh sách từ điển của Dictionary (từ điển mặc định). Để đặt từ điển mặc định, bạn vào Dictionary – Preferences rồi kéo thả từ điển lên đầu danh sách (xem hình 4).

1. Với Spotlight






Hình 5: Tra từ trong Spotlight


Nhập từ cần tra vào hộp thoại Spotlight, gõ Space, rồi chọn từ cần tra từ danh sách (Look Up, xem hình 5). Bạn chú ý không nên gõ Enter vì làm vậy Spotlight sẽ chọn đối tượng đầu tiên trong danh sách chứ không phải từ cần tra. 


2. Với các ứng dụng gốc của Apple 
(Safari, Mail, Page, TextEdit, Activity Monitor…)




Hình 6: Thao tác tra từ trực tiếp (cách 1 & 2)
  • Cách1: đưa trỏ chuột lên trên từ cần tra rồi nhấn Control+Command và chuột phải, chọn “Look Up” (xem hình 6 & 7)
  • Cách 2: đưa trỏ chuột lên từ cần tra, nhấn tổ hợp phím Control+Command+D (xem hình 6 & 7).
  • Cách 3: đưa trỏ chuột lên từ cần tra rồi dùng 3 ngón tay gõ đúp lên Trackpad (cách này chỉ hoạt động trên Lion).

Hình 7: Tra từ trực tiếp


3. Nghe phát âm


Ngoài việc tra từ (xem phiên âm, tìm hiểu nghĩa), bạn cũng có thể thiết đặt để Mac phát âm một từ cần tra hoặc một đoạn văn bản (nhiều từ). Tất nhiên, đây chỉ là phát âm do phần mềm thực hiện (Text-to-Speech) nhưng xét từ góc độ tham khảo thì chúng hoàn toàn chấp nhận được (chúng tôi có cảm giác tính năng Text-to-Speech trên Mac tốt hơn rất nhiều tính năng này trên Windows).

Để nghe phát âm, bạn chọn từ (hoặc đoạn văn) cần phát âm rồi nhấn tổ hợp phím Option+Esc (xem hình 8). Theo mặc định, tổ hợp phím Option+Esc dùng để kích hoạt tính năng Text-to-Speech. Bạn có thể thay đổi tổ hợp phím này trong System Preferences – Speech – Text to Speech (xem hình 8).




Hình 8: Thiết đặt phím tắt phát âm từ




Chúng tôi mong nhận được những phản hồi, góp ý và động viên của các bạn gần xa.

Xin cảm ơn và Chúc các bạn thành công!

------------------------
Download VietTien Dictionary for Mac v2.01 (khoảng 250MB) từ một trong hai địa chỉ dưới đây:
  1. ifile.it (một file duy nhất)

       http://ifile.it/hu3j7ga
  2. Mediafire (2 file, dùng Split&Concat hoặc Hjsplit để ghép file):

 
Adapted and Bloggerised by VIETTIEN | Since 2007 | Designed by Lasantha Bandara